Củ dong riềng đỏ là gì? Nếu bạn chưa biết củ dong riềng có tác dụng gì, cách luộc ra sao thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này…
Giới thiệu về củ dong riềng đỏ
Trong thời kỳ nước ta còn ở tình trạng khó khăn thì cây dong riềng đỏ chiếm một vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt. Bởi vì lúa gạo khan hiếm nên chúng ta phải tìm kiếm một nguồn tinh bột thay thế. Ngoài các củ ngô, khoai, sắn thì dong riềng cũng được coi là một loại thực phẩm thay thế cho gạo, giúp người dân chống đói.
Nếu bạn chưa biết thì dong riềng tên khoa học là Maranta arundinacea, thuộc họ Dong (Maranta). Bên cạnh cái tên củ dong riềng thì loại củ này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Mì tinh, dong củ, dong đao, bình tinh, hoàng tinh, hoặc huỳnh tinh. Với cái tên gọi thôi cũng đủ để bạn phải nhớ nhiều về loài cây này rồi đúng không nào?
Vậy bạn biết dong củ đến từ đâu không? Dong củ mà chúng ta đang nói tới là phần củ thuộc cây dong. Cây dong là một loại cây thân cỏ, chiều cao khoảng 0,5-0,7m. Lá cây dong với đặc điểm tròn dài, gân song song, cuống và chùm ở dưới dùng, còn hoa màu trắng, nang một hạt và nhụy vàng. Về phần củ của cây dong được chia làm hai loại, đó là củ dong riềng đỏ và củ dong riềng trắng.
Hàm lượng dưỡng chất của củ rong riềng
Mặc dù là loại củ đã quá quen thuộc đối với người Việt Nam nhưng rất ít người để ý đến thành phần dưỡng chất bên trong của dong củ. Củ rong riềng đỏ chứa rất nhiều tinh bột, 70%, 2% chất khoáng, 5% chất xơ, 3% chất đạm, 2% chất béo và một số hoạt chất có lợi khác.
👉 Đọc thêm: Cây dong riềng có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Cách chế biến và thu hái củ dong riềng đỏ
Thông thường vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, người dân sẽ đi thu hoạch củ dong mang về chế biến. Các bộ phận lấy được là củ, thân và lá. Sau khi thu hoạch, toàn bộ củ, lá và thân sẽ được rửa sạch rồi đem đi thái mỏng, phơi khô. Sau đó bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh bị ẩm mốc làm hư đến thực phẩm. Đây là cách chế biến để dùng làm thuốc trong y học.
Nếu bạn dùng củ dong trong chế biến thực phẩm thì củ dong sẽ được lọc lấy tinh bột và chế biến thành miến. Một món ăn quen thuộc và ưa thích của nhiều người dân Việt Nam.
Tác dụng của củ dong riềng đỏ
Mặc dù dùng củ dong riềng đỏ đã lâu nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng của nó. Cụ thể là:
Thúc đẩy, tăng cường hệ thống miễn dịch
Củ dong riềng có tác dụng gì là thắc mắc mắc đối với hệ miễn dịch của không ít người. Đây là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ vì vậy nó giúp tạo môi trường lợi khuẩn cho đường ruột phát triển. Các lợi khuẩn này sẽ sản xuất ra nhiều vitamin và hấp thu những khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần. Từ đó giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh lý.
Người không dung nạp được gluten
Tinh bột trong củ dong riềng trắng không chứa gluten vì vậy những người mắc bệnh celiac, một bệnh lý rối loạn tiêu hóa phổ biến, họ không thể dung nạp được gluten, có thể ăn được loại củ này. Thêm vào đó, bột được sản xuất từ củ dong có thể hoàn toàn thay thế cho các loại bột mì thông thường chứa gluten.
Hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị tiểu đường
Bởi vì củ dong riềng đỏ có chỉ số đường huyết thấp. Do vậy đây là loại thực phẩm rất phù hợp cho những người bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn dùng bột dong riềng đỏ để làm bánh. Cách làm này thay cho những loại bột khác. Như vậy sẽ rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường hoặc ăn kiêng.
Giúp điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành
Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, số lượng người mắc bệnh mạch vành xu hướng gia tăng. Bệnh lý này xuất phát từ những mảng bám ở thành mạch máu. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu tới tim.
Theo y học cổ truyền, bạn lấy chúng làm trà để uống hoặc nấu chung với các món ăn, giúp hỗ trợ phòng tránh, giảm đau thắt ngực vô cùng hiệu quả.
Giúp huyết áp ổn định
Nhằm đảm bảo hoạt động co bóp của tim mạch cũng như quá trình lưu thông máu của hệ tuần hoàn diễn ra trơn tru thì việc kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng. Do đó, nếu bạn đang gặp tình trạng huyết áp thấp hoặc huyết áp cao thì có thể sử dụng tới củ dong riềng đỏ. Bởi theo các chuyên gia y khoa, chúng có phần dịch chiết có tác dụng làm giảm vi mạch vành, từ đó giúp điều chỉnh huyết áp.
Giảm mất ngủ, an thần
Nếu bạn kiên trì sử dụng củ dong riềng đỏ một thời gian dài thì sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Nhờ một số chất trong củ giúp mọi người giảm cảm giác lo âu, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, theo đông y học, củ riềng đỏ vị ngọt, tính mát. Do đó chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tim, hạ áp, lợi huyết. Thường còn dùng để chữa viêm gan vàng da, ho ra máu, kinh nguyệt không đều, rong huyết,…
Cách sử dụng củ dong riềng cho một số bệnh
Hướng dẫn về cách chế biến củ dong riềng như một bài thuốc để chữa một số bệnh sau:
Đối với bệnh viêm gan cấp
Mỗi ngày lấy khoảng 100-150g rễ dong riềng tươi, thái vụn. Sau đó đem đi đun với nước sôi để lấy nước uống. Chia thành 2 lượt uống trong ngày là sáng và chiều. Dùng 20 ngày liên tục để thấy hiệu quả rõ rệt. Lưu ý, trong quá trình sử dụng nên kiêng tôm, cá, các thức ăn cay.
Chữa bệnh mạch vành
Lấy 60g củ dong riềng khô đã được chế biến đem đi rửa sạch. Sau đó hầm chung với 1 quả tim lợn và ăn hết cả nước lẫn cái. Có thể ăn 3 hoặc 4 ngày trong 1 tuần. Ăn liên tục trong 4 tuần như vậy mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cải thiện giấc ngủ
Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì dùng củ dong riềng luộc. Bạn có thể ăn hàng ngày để cải thiện giấc ngủ của mình hơn. Cố gắng ăn liên tục 2 tuần để thấy hiệu quả mà chúng mang lại nhé.
=> Mua Miến dong Cao Bằng tại Tộc Food.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về củ dong riềng và tác dụng của nó. Như bạn đã biết, củ dong riềng đỏ mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích về dong củ cho mọi người.
Tộc Food – Đặc sản & thảo dược quý
– Hotline/Zalo: 0915810815
– Địa chỉ: Tổ 5, Phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng.